Hướng dẫn xem đồng hồ bình chữa cháy – pccc bình dương

Hướng dẫn xem đồng hồ bình chữa cháy – pccc bình dương

Product Summery

Cách xem đồng hồ bình chữa cháy và các kí hiệu của nó biểu đạt […]

Cách xem đồng hồ bình chữa cháy và các kí hiệu của nó biểu đạt ý nghĩa gì? – Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người còn đang băn khoăn để hiểu về tình trạng của bình chữa cháy cũng như biết cách bảo quản  bình chữa cháy đúng quy định đạt hiệu quả sử dụng. Trên thị trường hiện nay có hai dạng bình chữa cháy: bình chữa cháy bột và bình chữa cháy CO2. Bình chữa cháy dạng bột có đồng hồ chữa cháy để đo áp suất trong bình, bình chữa cháy dạng khí CO2 không có đồng hồ đo áp suất. Đối với bình khí, người ta dùng cách cân khối lượng bình.

Hướng dẫn xem đồng hồ bình chữa cháy – vị trí đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất được gắp trực tiếp trên cổ bình chữa cháy bộ. Là bộ phận quan trọng có chức năng đo lường áp suất của khí đẩy có trong bình để xem bình còn đủ áp suất để đạt hiệu quả sử dụng hay không. Thông thường khí đẩy bên trong bình thường là nitơ hoặc khí CO2. Khí này có tác dụng đẩy bột chữa cháy ra bên ngoài khi chữa cháy qua ống dẫn được nối bên trong bình.

Cách xem đồng hồ bình chữa cháy chính là xác định tình trạng của bình. Trên đồng hồ của bình chữa cháy có 3 vạch màu chỉ tình trạng áp suất có trong bình.

  • Nếu kim đồng hồ chỉ vào vạch màu xanh: tình trạng áp suất trong bình đạt hiệu quả sử dụng, có thể sử dụng ngay lập tức.
  • Nếu kim đồ hồ chỉ vạch màu đỏ: tình trạng áp suất trong bình dưới mức hiệu quả, cần phải đi nạp lại bình trước khi sử dụng.
  • Nếu kim đồng hồ chỉ vạch màu vàng: áp suất trong bình đang vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng được, nhưng cần để bình ở nơi có không khí thoáng mát , tránh để áp lực trong bình ở ngưỡng quá cao bình sẽ bị xì.
Đồng hồ bình chữa cháy bột

Cách bảo quản bình chữa cháy đúng cách, an toàn

Bình chữa cháy là vật dụng hoạt động có thể xảy ra các phản ứng hóa học. Trong trường hợp do chủ nhân quá bất cẩn có thể dẫn đến nổ bình. Dưới đây là một số lưu ý khi bảo quản và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả và an toàn nhất.

  • Phải để bình ở nơi thoáng mát, dễ dàng nhìn thấy và nhiều người qua lại. Ưu tiên các vị trí như ngã ba, ngã tư các lối đi dọc hành lang, các nơi giao nhau.
  • Không được để bình ở nơi có nhiệt độ quá cao trên 55 độ C, sẽ làm tăng áp suất trong bình lên vượt ngưỡng cho phép. Nếu để bình ngoài trời thì phải có mái che, tránh chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời.
  • Không để bình chữa cháy ở nơi khó nhìn và khó thao tác, lấy ra sử dụng như trong nhà kho, dưới gầm cầu thang, những nơi hạn chế tầm nhìn.
  • Khi di chuyển bình chữa cháy cần đảm bảo nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, rung lắc mạnh, dễ làm tăng áp suất, cháy nổ bình.
  • Trong quá trình bảo quản bình, bình chữa cháy cần được kiểm tra 3-4 lần/năm đối với bình cũ; 1-2/ lần đối với bình mới. Nếu kim chỉ bình ở ngưỡng không cho phép cần có biện pháp xử lí ngay để sử dụng có hiệu quả khi cần thiết.
  • Bình sau khi được sử dụng nhất định phải đi nạp lại cho đầy bình và tuân thủ quá trình bảo quản. Đối với bình từ 3-5 năm cần kiểm tra thủy lực đạt yêu cầu tối thiểu 30MPa mới được tiếp tục sử dụng.

Một số thao tác cơ bản ứng phó khi xảy ra cháy – cách xem đồng hồ bình chữa cháy

Xác định nguyên nhân cháy và bấm chuông báo cháy. Di chuyển người và tài sản quan trọng ra khỏi khu vực cháy nguy hiểm và gọi lực lượng phòng cháy chữa cháy. Xác định nguyên nhân cháy, di chuyển bình chữa cháy đến gần đám cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn. Giật chốt kẹp chì, chọn đầu hướng gió và phun vào gốc ngọn lửa. Đến khi lửa gần tắt thì phun qua, phun lại cho lửa được dập tắt hoàn toàn.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản bình chữa cháy, cách xem ý nghĩa kim đồng hồ đo áp suất để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất.